Nước thải sinh hoạt, công nghiệp và y tế - MÔI TRƯỜNG TÍN ĐẠT

Nước thải sinh hoạt, công nghiệp và y tế - MÔI TRƯỜNG TÍN ĐẠT

Nước thải sinh hoạt, công nghiệp và y tế - MÔI TRƯỜNG TÍN ĐẠT

Nước thải sinh hoạt, công nghiệp và y tế - MÔI TRƯỜNG TÍN ĐẠT

Nước thải sinh hoạt, công nghiệp và y tế - MÔI TRƯỜNG TÍN ĐẠT
Nước thải sinh hoạt, công nghiệp và y tế - MÔI TRƯỜNG TÍN ĐẠT
Việt Nam English Trung Quốc

Nước thải sinh hoạt, công nghiệp và y tế

21-05-2016

XỬ LÝ NƯỚC THẢI Y TẾ

Nước thải sinh hoạt trong bệnh viện là gì ? Đa số sinh ra từ toilet, bể tự hoại, nước rửa tay, tắm giặt… của cán bộ công nhân viên bệnh viện, khu nội trú, người nuôi bệnh, người thăm bệnh, người đến khám bệnh. Nước thải sinh hoạt cũng phát sinh từ căn tin, bếp ăn tập thể….

Xử lý nước thải bệnh viện chia làm hai loại xử lý nước thải y  tế và xử lý thải sinh hoạt . Nước thải y tế đa  số được phát sinh từ phòng khám và các phòng  phẩu thuật , xét nghiệm và thí nghiệm của các khoa…Các nước thải này đa số chứa nhiều vi khuẩn có thể gây hại đến sức khỏe và gây cảnh quan công ty đẹp cho bệnh viện.

Nước thải bệnh viện ngoài các yếu tố ô nhiễm thông thường như chất hữu cơ, dầu mỡ động thực vật, vi khuẩn, còn có những chất bẩn khoáng và hữu cơ đặc thù như các phế phẩm thuốc, các chất khử trùng, các dung môi hóa học, dư lượng thuốc kháng sinh, các đồng vị phóng xạ được sử dụng trong quá trình chẩn đoán và điều trị bệnh.

Nước thải trong hệ thống xử lý nước thải y tế chiếm 80% là nước thải sinh hoạt . Ngoài ra, 20% còn lại là nước từ phẫu thuật, dịch tiết, máu, mủ, khám chữa bệnh.

Các thành phần chính gây ô nhiễm môi trường do nước thải y tế gây ra là các chất hữu cơ; các chất dinh dưỡng của Nitơ (N), Phốtpho (P); các chất rắn lơ lửng và các vi trùng, vi khuẩn gây bệnh. Các chất hữu cơ có trong nước thải làm giảm lượng Oxy hòa tan trong nước, ảnh hưởng tới đời sống của động – thực vật thủy sinh. Song các chất hữu cơ trong nước thải dễ bị phân hủy sinh học, hàm lượng chất hữu cơ phân hủy được xác định gián tiếp thông qua nhu cầu Oxy sinh hóa (BOD) của nước thải. Thông thường, để đánh giá độ nhiễm bẩn chất hữu cơ có trong nước thải, người ta thường lấy trị số BOD. Các chất dinh dưỡng của N, P gây ra hiện tượng phú dưỡng nguồn tiếp nhận dòng thải, ảnh hưởng tới sinh vật sống trong môi trường thủy sinh; các chất rắn lơ lửng gây ra độ đục của nước, tạo sự lắng đọng cặn làm tắc nghẽn cống và đường ống, máng dẫn. Nước thải Bệnh viện rất nguy hiểm vì chúng là nguồn chứa các vi trùng, vi khuẩn gây bệnh, nhất là các bệnh truyền nhiễm như thương hàn, dịch tả,… làm ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng.


COPYRIGHT CÔNG TY TNHH KỸ THUẬT & CÔNG NGHỆ TÍN ĐẠT